Dàn xếp Tài chính / Tài sản

Luật Hôn nhân & Gia đình

Dàn xếp về Tài chính/ Tài sản là việc chia các nguồn tài chính, tài sản và nghĩa vụ nợ sau khi các bên chấm dứt mối quan hệ vợ chồng hoặc quan hệ bạn đời không hôn thú.

Sau khi ly thân với bạn đời hoặc vợ/ chồng, việc quan trọng tiếp theo quý vị cần làm là thảo luận việc chia tài chính/ tài sản.

Quý vị có thể nộp đơn yêu cầu chia tài chính/ tài sản lên Tòa án Gia đình ngay sau khi ly thân, kể cả khi quý vị chưa bắt đầu thủ tục ly dị hoặc vẫn sống dưới 1 mái nhà.

Việc chia tài chính/ tài sản dựa trên bảng kê tài sản trong thời gian còn quan hệ bạn đời/ vợ chồng. Bảng kê này liệt kê các tài sản (tiền mặt, tiết kiệm, nhà đất, doanh nghiệp, xe cộ, các khoản đầu tư, hưu bổng và các tài sản cá nhân) và các công nợ (nợ vay mua nhà, vay mua xe, thẻ tín dụng và các khoản nợ khác).

Các bên cần liệt kê các tài sản và công nợ tại thời điểm làm thỏa thuận chia tài sản hay thời điểm đồng ý quyết định chia tài sản, không phải tại thời điểm ly thân. Do đó, quý vị nên bắt đầu tiến hành việc chia tài chính/ tài sản càng sớm càng tốt vì các tài sản, khoản thừa kế, tiền trả khi thôi việc, hay công nợ tài chính phát sinh từ sau khi ly thân tới tận khi các bên đạt được thỏa thuận cuối cùng cũng được tính vào bảng kê tài sản.

Quý vị nên cân nhắc việc dàn xếp chia tài chính/ tài sản kể cả khi không có hoặc không có nhiều tài sản và công nợ cần chia. Tùy vào hoàn cảnh, người bạn đời/ vợ/ chồng cũ có thể nộp đơn lên Tòa án Gia đình yêu cầu chia tài chính/ tài sản, và việc này có thể được tiến hành vài năm sau khi hai bên đã chia tay. Nếu vậy, việc chia tài sản sẽ bao gồm tất cả các nguồn tài chính, tài sản và công nợ mà quý vị có tại thời điểm đó, mặc dù hai bên đã chia tay một thời gian.

Nếu quý vị có Thỏa thuận Tài chính ràng buộc hoặc Thỏa thuận Tiền hôn nhân, các nguồn tài chính và nghĩa vụ nợ sẽ được chia theo các thỏa thuận này. Nếu quý vị không chắc chắn về việc thực hiện các điều khoản của Thỏa thuận Tài chính ràng buộc, hoặc người bạn đời/ vợ chồng cũ không hợp tác, quý vị nên có ý kiến tư vấn của luật sư gia đình.

Các bên nên cố gắng thỏa thuận việc chia tài sản. Nếu các bên đồng ý được với nhau, quý vị có thể nộp đơn lên Tòa án Gia đình xin Án lệnh thỏa thuận, hoặc lập Thỏa thuận Tài chính ràng buộc.

Nếu các bên không đồng ý được với nhau, quý vị có thể cân nhắc các cách khác để đàm phán, như thông qua hòa giải, giải quyết tranh chấp hoặc để luật sư gia đình đại diện đàm phán.

Nếu các bên vẫn không thể đồng ý việc chia tài sản, quý vị có thể cần phải nộp đơn lên Tòa án Gia đình để tiến hành thủ tục xin chia tài sản.

Khi xem xét đơn xin chia tài chính/ tài sản, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau:

  • Đóng góp ban đầu của các bên: các tài sản và nghĩa vụ của mỗi bên khi bắt đầu mối quan hệ;
  • Đóng góp về tài chính: mỗi bên có đóng góp tiền bạc gì trong thời gian sống chung;
  • Các đóng góp phi tài chính và đóng góp chăm sóc gia đình: mỗi bên đóng góp gì trong việc chăm sóc con cái, nấu ăn, dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa, làm vườn v.v..
  • Các nhu cầu trong tương lai: liệu một bên có nhu cầu lớn hơn bên kia vì lý do tuổi tác, trách nhiệm chăm sóc con cái, sức khỏe, khả năng lao động, v..v..
  • Hợp tình hợp lý: liệu việc chia tài sản và tài chính có phải là hợp tình hợp lý, nếu xét tất cả các khía cạnh của mối quan hệ. Đây là cách Tòa án cân nhắc thế nào là “công bằng”.

Toà án cũng xem xét các yếu tố khác như thời gian hai người sống chung, các khoản thừa kế, tiền trợ cấp thôi việc, hay các khoản trả 1 lần mà mỗi bên có thể đã nhận được.

Các thủ tục tòa án thường tốn thời gian, tốn chi phí và gây nhiều căng thẳng. Quý vị nên xin ý kiến tư vấn của luật sư càng sớm càng tốt để đánh giá hoàn cảnh của mình và quyết định việc tiến hành chia tài sản theo cách hiệu quả và đỡ tốn kém nhất.

Thỏa thuận dàn xếp chia tài chính/ tài sản có thể ảnh hưởng tới Di chúc và việc chỉ định người thụ hưởng quỹ hưu bổng. Sau khi chia tay bạn đời, quý vị nên xem xét và nếu cần thì chỉnh sửa các tài liệu này để đảm bảo là các tài sản sẽ được chuyển giao cho người thân như ý quý vị mong muốn.

Liên hệ với Chúng tôi

Xin để lại thông tin liên hệ và lời nhắn để chúng tôi liên lạc lại trong thời gian sớm nhất

    Luật sư kinh nghiệm, đúng người đúng việc

    phone-callout-icon

    Liên
    hệ

    1

    heart-hands-icon

    Các lĩnh vực
    tư vấn

    2

    clock-icon

    Đặt hẹn
    tư vấn

    3

    thumbsup-icon

    Sẵn sàng
    trợ giúp

    4

    Call Now Button